Tìm hiểu về hướng dẫn cách vệ sinh ghế văn phòng là cần thiết vì ghế văn phòng là vật dụng được sử dụng hằng ngày. Theo thời gian dài sử dụng ghế bị bám bụi bẩn, nấm móc hay vô tình dính bẩn khó lau chùi trong quá trình sử dụng. Do đó việc vệ sinh ghế văn phòng là rất cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các lợi ích và cách vệ sinh ghế văn phòng hiệu quả.
Mục Lục
Lợi ích khi thường xuyên vệ sinh ghế văn phòng
✔️Đảm bảo sức khỏe
Ghế tiếp xúc trực tiếp với người dùng, lâu ngày dính bụi bẩn trong trong không khí, vải quần áo người ngồi, tạo điều kiện cho nấm móc, vi khuẩn phát triển. Khiến bạn bị dị ứng da, các bệnh đường hô hấp….
✔️Tăng tính thẩm mỹ
Chiếc ghế bẩn chắc chắn không thẩm mỹ bằng ghế sạch sẽ trong như mới. Trong không gian văn phòng chung, việc không chỉ ghế mà bàn làm việc, vật dụng sạch sẽ ngăn nắp sẽ làm không gian văn phòng thoải mái, chuyên nghiệp hơn.
✔️Tăng tuổi thọ cho ghế
Vệ sinh ghế thường xuyên giúp tăng tuổi thọ cho chiếc ghế. Trong quá trình vệ sinh bạn có thể tiến hành song song kiểm tra giúp phát hiện các hỏng hóc từ đó khắc phục. Đối với các sản phẩm chính hãng The One nếu còn trong thời gian bảo hành khách hàng có thể liên hệ để được bảo hành miễn phí kịp thời.
✔️Ngăn mùi hôi
Một điều gây khó chịu khác là mùi hôi. Ngoài bụi bẩn, nấm móc gây mùi, việc sử dụng lâu cũng khiến ghế bị ám mùi cơ thở như mùi hôi. Vệ sinh ghế giúp loại bỏ mùi giúp môi trường làm việc thông thoáng hơn.
Hướng dẫn cách vệ sinh ghế văn phòng hiệu quả
Ghế văn phòng nhiều mẫu mà và đặc biệt là có nhiều loại chất liệu khác nhau: ghế lưới, ghế vải nỉ, ghế nhựa, ghế bọc da…Mỗi loại nên có các vệ sinh khác nhau tránh ảnh hưởng đến chất liệu ghế.
Đối với ghế chất liệu lưới
Ghế lưới là loại ghế sử dụng phổ biến nhất trong văn phòng. Ưu điểm là thoáng mát, tránh bí bách khi ngồi lâu.
Nhưng vải lưới cũng dễ bám bụi bẩn và khó vệ sinh. Để càng lâu càng khó vệ sinh.
Các bước vệ sinh ghế lưới
- Bước 1: Sử dụng máy hút bụi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên bề mặt ghế vải lưới.
- Bước 2: Áp dụng giẻ sạch hoặc bàn chải có lông mềm thấm đầy dung dịch vệ sinh, sau đó chải nhẹ lên bề mặt lưới. Hạn chế sử dụng bàn chải cứng để tránh làm hỏng bề mặt ghế và tránh tình trạng xước, xơ lông.
- Bước 3: Sử dụng máy hút bụi nước công nghiệp để hút hết nước dư thừa trên ghế.
- Bước 4: Đặt ghế ở nơi khô ráo, được chiếu sáng mặt trời để giúp ghế nhanh chóng khô hơn.
Đối với ghế chất liệu vải nỉ
Ghế được bọc vải nỉ là lượng chọn của nhiều danh nghiệp bởi giá thành rẻ, chất liệu nỉ bền bỉ.
Chất liệu nỉ cũng rất đễ bám bụi bẩn nên bạn cũng cần vệ sinh thường xuyên:
Các bước vệ sinh ghế vải nỉ
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc sử dụng máy hút bụi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên bề mặt vải nỉ của ghế.
- Bước 2: Bạn có thể pha dung dịch nước rửa chén và nước sạch theo tỷ lệ 1:5. Hoặc có thể sử dụng hóa chất giặt ghế chuyên dụng bằng cách xịt đều lên khắp bề mặt ghế.
- Bước 3: Sử dụng giẻ mềm thấm đầy dung dịch và chải nhẹ lên ghế cho đến khi loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
- Bước 4: Sử dụng máy hút bụi nước để loại bỏ lượng nước dư thừa trong ghế.
- Bước 5: Cuối cùng, đặt ghế ở nơi thoáng đãng, có ánh nắng nhẹ để ghế có thể khô hoàn toàn.
Đối với ghế chất liệu simili, da
PVC, da công nghiệp, da thật không thấm nước, do đó việc vệ sinh càn dễ dàng hơn.
Các bước vệ sinh ghế da
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc sử dụng khăn lau mềm được làm từ cotton để tránh làm xước bề mặt da của ghế. Đồng thời, đảm bảo áp dụng lực lau không quá mạnh để tránh gây hư hại cho bề mặt.
- Bước 2: Đối với những vết bẩn cứng đầu, hãy chuẩn bị một dung dịch làm sạch bằng cách pha một vài giọt xà phòng lỏng vào khoảng một lít nước. Lau nhẹ lên vết bẩn, sau đó, sử dụng giẻ sạch để lau lại.
Bạn có thể sử dụng dầu dưỡng để bôi lên lớp da của ghế. Điều này giúp làm mềm mại da, đồng thời tạo ra một lớp bóng đẹp hơn.
Đối với ghế chất liệu nhựa
Với chất liệu nhựa việc vệ sinh rất dễ dàng, bạn chỉ chần dùng khăn sạch thấm nước để lau sạch vết bẩn. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa vệ sinh những vết bẩn cứng đầu.
Thời gian bao lâu thì nên vệ sinh ghế văn phòng
Tần suất vệ sinh ghế phụ thuộc nhiều yếu tố
- Loại ghế: Ghế da, nỉ, lưới, hay nhựa sẽ có cách vệ sinh và tần suất vệ sinh khác nhau.
- Mức độ sử dụng: Ghế được sử dụng thường xuyên sẽ cần được vệ sinh thường xuyên hơn ghế ít sử dụng.
- Môi trường sử dụng: Ghế sử dụng trong môi trường bụi bẩn sẽ cần được vệ sinh thường xuyên hơn ghế sử dụng trong môi trường sạch sẽ.
Tần suất vệ sinh ghế thông thường
- Ghế da: 1-2 lần/tháng
- Ghế nỉ: 1-2 lần/tuần
- Ghế lưới: 1-2 lần/tuần
- Ghế nhựa: 1-2 lần/tuần
Dấu hiệu khi nào bạn cần vệ sinh ghế
- Bụi bẩn bám nhiều: Khi bạn nhìn thấy bụi bẩn bám nhiều trên bề mặt ghế, bạn nên vệ sinh ghế.
- Vết bẩn: Khi có các vết bẩn trên ghế, bạn nên vệ sinh ghế ngay để tránh vết bẩn bám lâu ngày khó lau chùi.
- Mùi hôi: Khi ghế có mùi hôi, bạn nên vệ sinh ghế để khử mùi hôi.
- Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh ghế trước khi sử dụng lần đầu tiên và sau khi sử dụng trong một thời gian dài.
* Lưu ý:
Nên sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho từng loại ghế để tránh làm hỏng chất liệu ghế. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vệ sinh ghế. Nếu bạn không có kinh nghiệm vệ sinh ghế, bạn nên sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp.